Có thể nông sản Việt sẽ phải mượn đường Thái Lan để sang Trung Quốc

Hiện nay, vấn đề xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc càng ngày càng thắt chặt an ninh, khả năng nông sản Việt phải mượn đường sang Thái Lan để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trung Quốc là thị trường rất tiềm năng, đã tiêu thụ một lượng lớn hoa quả của Việt Nam, trong đó phải kể đến các loại trái cây như thanh long, dưa hấu và xoài.

nông sản Việt
nông sản Việt

Thị trường Trung Quốc có nhu cầu lớn về ba loại trái cây này. Về dưa hấu, ở Trung Quốc cũng có trồng và thường vào mùa tháng 5 đến tháng 8. Trong khi đó, dưa hấu ở Việt Nam có từ tháng 11 đến tháng 5, cho nên khi trái vụ, hoa quả Việt Nam rất có tiềm năng khai thác thị trường Trung Quốc.

Theo đó, sản lượng nhập khẩu hoa quả của Trung Quốc mỗi năm là hơn 4 triệu tấn, tương đương khoảng 100 tỷ Nhân dân tệ. Riêng cửa khẩu Bằng Tường là 2,3 triệu tấn. Hiện nay, tỷ lệ hoa quả theo đường biên mậu (tiểu ngạch) ngày càng giảm xuống, chỉ còn 20%, đồng nghĩa 80% còn lại là chính ngạch.

Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc thường xuyên không ổn định. Nguyên nhân chính là do sự cạnh tranh.

Phía Trung Quốc đang hiện thực hoá lộ trình siết hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông sản theo đúng như thông báo của họ từ năm 2018. Cơ quan quản lý Trung Quốc muốn Việt Nam phối hợp chặt chẽ với họ để kiểm soát chất lượng, an toàn nông sản nhập khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Nếu Chính phủ Việt Nam không quan tâm đúng mức, đồng hành cùng doanh nghiệp sẽ khó đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch và mở rộng thêm mặt hàng vào Trung Quốc.

Đến nay, Trung Quốc mới cho phép 8 loại nông sản Việt Nam vào thị trường của họ, trong khi đã mở cửa cho 23 loại từ Thái Lan. Vậy nên, nếu nhà nước không vào cuộc, nhiều khả năng nông sản Việt Nam sẽ phải đi đường vòng qua Thái để xuất khẩu sang Trung Quốc, khiến lợi nhuận của nông dân, doanh nghiệp Việt bị hạn chế.

Nếu chất lượng nông sản được đánh giá là không đồng đều khiến sức cạnh tranh không cao. Điều này xuất phát từ việc có quá nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh khiến quy trình trồng trọt, chế biến, bảo quản không đồng bộ. Trong khi đó, “cuộc chơi lớn” về xuất nhập khẩu nông sản ngày càng có nhiều yêu cầu khắt khe khiến nông sản Việt “mất điểm” ở khoản này.

Nông sản vào Trung Quốc theo con đường biên mậu, tiểu ngạch khiến bị ép giá, đến khi có sự cố gọi không ai nghe sẽ là chuyện của quá khứ. Nông sản Việt cần tập trung vào con đường chính ngạch, chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường nước ngoài

 

Check Also

Chi phí bán hàng là gì? Cách hoạch toán chi phí ra sao

Chi phí bán hàng là gì? Cách hoạch toán chi phí ra sao

Chi phí bán hàng là gì? Cách hoạch toán chi phí bán hàng như thế nào? Hãy theo dõi hết bài viết để biết thêm thông tin nhé.

Liên kết: