Nông sản Trung Quốc bị Đà Lạt cấm cửa không cho xuất khẩu sang

Có rất nhiều hộ dân kinh doanh nông sản Trung Quốc để mạo danh nông sản Đà Lạt đã đem đi lên TP.HCM tiêu thụ.

Chỉ trong vòng 3 tháng tại Lâm Đồng đã có đến 578 tấn khoai tây nhập về, khiến cơ quan chức năng và người dân đau đầu về việc thương hiệu nông sản Đà Lạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng trên thị trường.

Đó là con số mà ông Hoàng Sỹ Bích – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng đưa ra trong cuộc họp giao ban báo chí ngày 6.9. Cụ thể, từ ngày 18.6, lực lượng chức năng đã phát hiện 25 tấn khoai tây được nhập về Đà Lạt, đến nay con số đã tăng lên 578 tấn.

Theo ông Bích, điều cấp thiết nhất hiện nay là phải tăng cường công tác tuyên truyền đến các cơ sở kinh doanh không vì hám lợi mà làm hàng giả, hàng nhái nông sản của Đà Lạt, làm mất uy tín nhãn hiệu nông sản địa phương, thiệt hại về mặt kinh tế cho nhà nông ở Lâm Đồng.Ông Võ Ngọc Hiệp – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng thông tin, các tiểu thương, đơn vị kinh doanh các mặt hàng nông sản nhập từ Trung Quốc là theo đơn đặt hàng của các đầu mối. Có cơ sở nhập từ 30 – 60 tấn khoai tây trong vòng 2 ngày.

Nông sản Trung Quốc bị cấm cửa không cho xuất khẩu vào Đà Lạt
Nông sản Trung Quốc bị cấm cửa không cho xuất khẩu vào Đà Lạt

Ông Võ Ngọc Hiệp – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng thông tin, các tiểu thương, đơn vị kinh doanh các mặt hàng nông sản nhập từ Trung Quốc là theo đơn đặt hàng của các đầu mối. Có cơ sở nhập từ 30 – 60 tấn khoai tây trong vòng 2 ngày.

Ông Hiệp cũng cho biết, tại Đà Lạt có 6 cơ sở nhập nông sản Trung Quốc về sơ chế sau đó đưa đến các chợ đầu mối tại TP. Hồ Chí Minh (trong 6 trường hợp có đến 4 hộ đưa về chợ Thủ Đức).

Ngoài ra, tại Đơn Dương và Đức Trọng cũng có 11 cơ sở. Tuy nhiên, qua kiểm tra các loại nông sản này đều đảm bảo chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không vượt quá ngưỡng quy định.

Đề cập vấn đề này, ông Võ Ngọc Hiệp, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng, cho biết các tiểu thương, đơn vị kinh doanh nông sản nhập từ Trung Quốc là do có đơn đặt hàng của các đầu mối. Có cơ sở nhập 30 – 60 tấn khoai tây trong vòng 2 ngày. Tại Đà Lạt, có 6 cơ sở nhập nông sản Trung Quốc về sơ chế, sau đó đưa đến các chợ đầu mối tại TP HCM tiêu thụ. Trong số này, có 4 cơ sở đưa hàng về chợ đầu mối Thủ Đức.

Theo danhgianhanh, tại Đơn Dương và Đức Trọng cũng có 11 cơ sở hoạt động tương tự. Tuy nhiên, qua kiểm tra, các loại nông sản này đều bảo đảm chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không vượt quá ngưỡng quy định. Một số cơ sở có hành vi trộn đất ở Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc.

Trong khi đó, ông Hoàng Sỹ Bích, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, nhận định nông sản Trung Quốc nhập về Đà Lạt như hành tây, khoai tây, cà rốt số lượng quá ít, chưa tới 0,1% so với tổng số lượng được sản xuất tại đây. Một số cơ quan báo chí thông tin rầm rộ như thời gian vừa qua “dễ gây hiểu lầm, dư luận hoang mang”

Theo ông Sơn, Đà Lạt sẽ nghiêm cấm các hành vi gọt rửa, sơ chế khoai tây, cà rốt… hoặc tiếp tay cho các đơn vị khác có hành vi lừa dối người tiêu dùng. Đồng thời, lắp đặt 4 camera tại khu vực chợ Đà Lạt để giám sát các hoạt động vận chuyển, kinh doanh các loại nông sản; không được đem đất vào chợ Nông sản Đà Lạt với bất kỳ mục đích gì… “Những việc làm này là nhằm kiện toàn quản lý hoạt động chợ nông sản Đà Lạt trước thông tin hàng Trung Quốc mạo danh sản phẩm của Đà Lạt thời gian qua” – ông Sơn nói .

Check Also

Chi phí bán hàng là gì? Cách hoạch toán chi phí ra sao

Chi phí bán hàng là gì? Cách hoạch toán chi phí ra sao

Chi phí bán hàng là gì? Cách hoạch toán chi phí bán hàng như thế nào? Hãy theo dõi hết bài viết để biết thêm thông tin nhé.

Liên kết: