Nông sản Đà Lạt rớt giá khiến người dân không kịp trở tay, tất cả các mặt hàng đồng loạt giảm 30% so với giá thành ban đầu.
Thị trường nông sản ở Đà Lạt đồng loạt rớt giá xuống, nhiều diện tích rau thương phẩm của Đà Lạt đối diện với tình trạng dịch bệnh, giảm giá mạnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất hiện nay. Thậm chí nhiều nhà vườn để nông sản úng thối, không thu hoạch bởi “bán không ai mua, cho không ai lấy”.
Người dân kinh doanh cho biết, các mặt hàng rau của quả của Đà Lạt không còn được người tiêu dùng ưa chuộng do giá nhỉnh hơn nông sản Trung Quốc nên buôn bán ế ẩm hơn hẳn.
Không riêng chợ nông sản Đà Lạt ế ẩm, người dân canh tác nông nghiệp tại TP này cũng đang lâm cảnh thua lỗ do giá giảm nhiều.
Mọi năm vào mùa mưa các tỉnh, thành khác khan hiếm rau củ quả nên giá mặt hàng này cao, nông dân có lãi. Năm nay, gia đình canh tác hơn 1 ha bắp cải và cải thảo, khi xuống giống được một tháng, thương lái quen đến đặt cọc tiền mua nguyên vườn với giá 5.000 đồng/gốc. Nay đã quá thời kỳ thu hoạch, rau đang chuyển sang vàng úa, hư hỏng nhưng không thấy họ đến mua dù gọi điện nhiều lần.
Giá các mặt hàng rau củ quả tại vườn ở Đà Lạt hiện dao động trên dưới 1.500 – 3.000 đồng/kg, bằng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Với giá này, nếu thuê nhân công thu hoạch, cộng với chi phí vận chuyển… người trồng thua lỗ nặng.
Chưa có năm nào giá rau ở Đà Lạt giảm sâu như năm nay. Thông thường vào mùa mưa, giá nông sản Đà Lạt lên rất cao, có thời điểm khan hiếm, giá trung bình lên tới gần 10.000 – 30.000 đồng/kg, còn hiện nay chưa tới 4.000 đồng/kg, nhiều loại dưới 2.000 đồng/kg.
Không chỉ có khoai tây mà hiện nay nhiều mặt hàng nông sản cũng giảm giá mạnh như cà rốt, hành tây, ớt chuông, bắp cải…Nhiều nhà vườn cho biết, hiện giá khoai tây đẹp đang được thương lái thu mua từ 4.500 đến 5.000 đồng/kg, cà rốt 5.000 đồng/kg, hành tây 3.000 đồng/kg, cải thảo, sú chỉ 4.000 đồng/kg, ớt chuông 15.000 đồng/kg. Hiện mức giá này đang thấp một nửa so với thời điểm trước đây.
Theo danhgianhanh, nguyên nhân làm tình trạng nông sản rớt giá mạnh là do sức tiêu thụ ở các tỉnh thành thấp, vì nhiều địa phương trong cả nước cũng sản xuất được rau thương phẩm như Đà Lạt – Lâm Đồng, cộng vào đó là nhiều mặt hàng từ Trung Quốc được nhập vào với giá thành hạ nên rau Đà Lạt cũng khó cạnh tranh.Rõ ràng, trước tình trạng sản phẩm nông sản làm ra “cung vượt cầu” đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất cũng như kinh tế của nông dân. Vì thế đẩy mạnh chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm là những bài toán cần đặt ra để ổn định giá và giúp nông dân yên tâm đầu tư sản xuất.