Siêu thị áp chiết khấu cao khiến doanh nghiệp than trời

Các doanh nghiệp ngành thực phẩm cho rằng chiết khấu của các siêu thị quá cao, lên tới 30% khiến các doanh nghiệp có thể bị thụt nguồn vốn nhưng vẫn phải đầu tư vào.

Hiện tại, trên thị trường tỷ lệ hàng nội địa trong siêu thị đã phát triển tích cực trở lại. Các hệ thống lớn đều có từ 80% hàng hóa sản xuất trong nước.Hoạt động này đã góp phần duy trì tỷ lệ hàng sản xuất trong nước hiện diện tại hệ thống siêu thị của các doanh nghiệp trong nước từ 80% đến 90%. Hệ thống siêu thị của Saigon Co.op có tới 95% là hàng sản xuất trong nước.

Còn tại một số hệ thống của doanh nghiệp phân phối nước ngoài như Lotte Mart, AEON…, tỷ trọng hàng sản xuất trong nước đã chuyển biến lên đến 80%.

Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp thực phẩm, tỷ trọng áp đảo của hàng Việt tại các hệ thống siêu thị cũng chưa đủ mang lại niềm vui. Mức chiết khấu cao chính là nguyên nhân.

siêu thị

Mức chiết khấu 15 – 25% khiến họ gần như không thể chào các sản phẩm mới cho siêu thị. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải đẩy giá thành cao hơn so với bên ngoài 15 – 30% mới đảm bảo lợi nhuận.

Một số hạn chế phổ biến được chỉ ra như khả năng duy trì chất lượng, mẫu mã kém hấp dẫn, nghiên cứu thị trường… Đặc biệt, việc đi chào hàng hầu như chưa được quan tâm đúng mức.

Hiện các doanh nghiệp thủy sản hợp tác với Big C phải chịu mức chiết khấu cao trung bình 17-20%, thậm chí có doanh nghiệp đến 25%. Đây là những mức rất cao mà chắc chắn doanh nghiệp sẽ lỗ, không thể có lãi để tái đầu tư.

Qua những lời nói trên, đại diện hệ thống big C lên tiếng phủ nhận. Hệ thống Big C chưa hoàn tất chuyển giao cho tập đoàn Thái và nhân sự cũng không hề có biến động. Tỷ lệ hàng Việt tại Big C Việt Nam đạt 90-95% với 3.000 nhà cung ứng, phần lớn là doanh nghiệp Việt.

Cũng chịu cảnh ấm ức khi cung cấp hàng cho các hệ thống siêu thị trên toàn quốc, một doanh nghiệp cung cấp thực phẩm ở TP HCM cho biết, hiện nay Metro, Big C, Aeonmall, Lottemart… đang có mức chiết khấu cao hơn so với các hệ thống siêu thị nội.

Cụ thể theo danhgianhanh, đối với nhóm ngành thực phẩm Metro đang là hệ thống đòi chiết khấu cao nhất với mức dao động 8-9%; Big C, Aeonmall và Lottemart áp mức chiết khấu 7-8%. Riêng hệ thống siêu thị nội như Satra, Co.opmart, Vinmart chỉ 5-6%.

Không những áp mức giá cao mà các hệ thống siêu thị ngoại luôn tăng mức chiết khấu mỗi năm. Khi trao đổi với các lãnh đạo thu mua của siêu thị, họ giải thích rằng phải chịu áp lực từ trên áp xuống, hàng năm doanh thu siêu thị phải tăng trưởng nên biến động chiết khấu luôn được thay đổi để đạt được lợi nhuận kỳ vọng. Do vậy, nếu muốn tồn tại trong siêu thị, công ty buộc phải bù đắp cho mức chiết khấu tăng.

Vài năm trở lại đây, đòi hỏi chiết khấu cao của siêu thị luôn là bài toán khó của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, các doanh nghiệp ngành thực phẩm thường xuyên có phản ánh.

Check Also

Chi phí bán hàng là gì? Cách hoạch toán chi phí ra sao

Chi phí bán hàng là gì? Cách hoạch toán chi phí ra sao

Chi phí bán hàng là gì? Cách hoạch toán chi phí bán hàng như thế nào? Hãy theo dõi hết bài viết để biết thêm thông tin nhé.

Liên kết: