Khải Hoàn Môn là một công trình kiến trúc của Paris đã từng đẹp đến nao lòng trước khi nó tan hoang. Nó là một trong những niềm tự hào của người Pháp, là công trình đã tồn tại với Paris.
Ngoài tháp Eiffel, sông Seine, nhà thờ Đức Bà, bảo tàng Louvre…, Khải Hoàn Môn là một trong 10 công trình biểu tượng thu hút đông khách du lịch khi đến Paris. Khải Hoàn Môn là một công trình mang biểu tượng của Paris, nó được coi là một trong những điểm đến du lịch mà du khách không thể bỏ qua khi đến Pháp. Đây là công trình nhằm tôn vinh những chiến công lừng lẫy trong các cuộc chiến tranh đầy khốc liệt. Khải Hoàn Môn vừa là niềm kiêu hãnh vừa là một phần không thể thiếu của mảnh đất kinh đô hoa lệ này.
1. Lịch sử hình thành nên Khải Hoàn Môn
Vào năm 1806, để vinh danh những chiến công lẫy lừng của quân đội Pháp tại vùng Austerlitz, hoàng đế Napoleon Bonaparte đã quyết định cho xây dựng một đài tưởng niệm ngay giữa quảng trường Étoile (Paris). Tham vọng của nhà vua là muốn công trình này phải lớn hơn và đồ sộ hơn Khải Hoàn Môn Constantin tại Rome (Italy), nhằm chào đón những người lính chiến thắng trở về.
Năm 1810, trong đám cưới của mình, hoàng đế Napoleon muốn tổ chức một lễ diễu binh hoành tráng ngang qua Khải Hoàn Môn. Yêu cầu của hoàng đế đặt ra là phải có một công trình hoàn chỉnh thật sự, cho dù trên thực tế nó mới chỉ được làm xong phần móng và xây cao 5 thước.
Kiến trúc sư trưởng lúc bấy giờ là Chagrin đã phải dựng một Khải Hoàn Môn giả bằng khung gỗ bọc vải sơn và vẽ các hoạ tiết trang trí lên đó.
Quá trình xây bị gián đoạn khi Chagrin qua đời không lâu sau đó, rồi đến lượt Napoleon băng hà. Phải đến thời kì của vua Louis-Philippe, việc xây dựng mới được khởi động lại. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, công trình hoàn thành vào năm 1836, sau 30 năm xây dựng, với sự đóng góp ý tưởng của nhiều kiến trúc sư nổi tiếng.
Về mặt tổng thể, Khải Hoàn Môn mang kiến trúc mái vòm và được xây hoàn toàn bằng đá trắng, cao 49.5m, rộng 45m và sâu 22m. Công trình có kích thước mặt đứng hình vuông, các mặt được trang trí bằng tấm phù điêu và 558 bức tượng các nhân vật nổi tiếng trong nhiều thời kỳ.
2. Cách di chuyển đến Khải Hoàn Môn
Việc di chuyển đến Khải Hoàn Môn cũng khá đơn giản. Bởi chỉ cần đi bộ theo hướng đại lộ Arc de Triomphe về phía tây đến với Charles de Gaulle. Hoặc nếu không, bạn có thể chọn Champs Elysees có đường quốc lộ dành cho phương tiện đi lại, thay vì Barcelona chỉ có người đi bộ mới có thể đi được.
3. Thời điểm thích hợp đến Khải Hoàn Môn
4. Khám phá và tham quan Khải Hoàn Môn
Khải Hoàn Môn được xem là “ huyết mạch” của Paris bởi đây là nơi giao nhau của 12 đại lộ, 3 quận và nằm trên trục Axe Historique đi qua nhiều công trình quan trọng của Paris. Để tham quan trên đỉnh công trình kiến trúc này, bạn phải mua vé tham quan. Giờ mở cửa bắt đầu từ 10h sáng cho tới 10h30 hoặc 11h tối.
Khải Hoàn Môn ấn tượng với du khách bởi thiết kế hình vòng cung lớn nhất thế giới, có kích thước mặt đứng gần hình vuông cao 50m và rộng 45m, được xây dựng bằng đá trắng. Dưới chân Khải Hoàn Môn được trang trí bởi những bức phù điêu, tượng đài và tên các nhân vật nổi tiếng giai đoạn cách mạng và đế chế.
Đi vào bên trong, du khách phải đi bộ theo đường thẳng kiểu xoáy trôn ốc mới có thể lên tới đỉnh. Nơi đây được trưng bày rất nhiều đồ vật lịch sử như những bộ quân phục, đồ lưu niệm,…Thời điểm đẹp nhất để tham quan Khải Hoàn Môn là buổi chiều muộn khi hoàng hôn buông xuống. Nếu may mắn, bạn sẽ bắt được khoảnh khắc Mặt Trời lặn ngang qua Khải Hoàn Môn vô cùng ấn tượng.
Ngày nay, Khải Hoàn Môn còn là nơi diễn ra những cuộc diễu hành lớn của nước Pháp hoặc những sự kiện mang tầm quốc gia.
Đáng tiếc rằng trong một cuộc biểu tình Khải Hoàn Môn đã tan hoang nên bạn có muốn đi tham quan Khải Hoàn Môn hiện giờ cũng không được nữa. Theo gocdanhgia được biết có lẽ nơi đây cần phải tu sửa lại.