Các loại bằng lái xe ở Việt Nam bao gồm những loại nào?

Các loại bằng lái xe ở Việt Nam gồm những loại bằng nào? Chắc hẳn qua câu hỏi này cũng nhiều người thắc mắc, cũng không biết các loại bằng gồm những loại nào ở nước ta.

Bên cạnh bằng lái A1 và B2 đã quá quen thuộc với nhiều người thì vẫn còn nhiều các loại bằng lái xe ở Việt Nam khác mà người học lái xe  vẫn chưa thực sự nắm rõ. Trước kia khi còn sử dụng bằng thẻ giấy, thì ở mặt sau của bằng lái luôn liệt kê chi tiết các loại bằng lái từ hạng A cho đến F. Kèm theo đó là thông tin vắn tắt của mỗi loại bằng. Tuy nhiên, bằng lái xe ở Việt Nam gồm những loại nào thì cùng xem những thông tin danhgianhanh chia sẻ dưới đây nhé.

Các loại bằng lái xe ở Việt Nam
Các loại bằng lái xe ở Việt Nam

Phân loại các bằng lái xe ở Việt Nam theo luật GTVT

Các loại bằng lái xe ở Việt Nam có 06 hạng: bằng lái xe hạng A, B, C, D, E và F trong đó hạng A1 là giấy phép lái xe máy dành cho người lái xe mô tô hai bánh dưới 175 cm3, B2 là giấy phép lái xe ô tô thông dụng nhất, có quyền điều khiển xe ô tô dưới 7 chỗ chuyên nghiệp.

Các loại bằng lái xe máy ở nước ta

Theo qui định của luật GTVT, các loại bằng lái xe 2 bánh hay còn gọi là xe máy gồm 4 loại bằng từ A1 cho đến A4.

– Hạng A1 cấp cho: Người lái xe để điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3 và người khuyết tật điều khiển xe môtô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

– Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

– Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe môtô ba bánh, bao gồm cả xe lam ba bánh, xích lô máy và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

– Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1.000kg.

Các loại bằng lái xe ô tô của nước ta

Theo tin xe, các loại bằng lái xe 4 bánh đang được sử dụng trong luật giao thông đường bộ Việt Nam gồm có bằng lái xe hạng B, hạng C, hạng D, hạng E, hạng F, FB, FC, FD.

Giấy phép lái xe hạng B1: Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe. Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg. Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg.

Bằng lái xe ô tô hạng B2: Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg. Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

Giấy phép lái xe hạng C: Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên. Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên.

Giấy phép lái xe hạng D: Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe. Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C

Giấy phép lái xe hạng E: Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi. Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

Giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và E: điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

Bằng lái xe hạng F: xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa.

Qua bài viết dưới đây đã cho chúng ta hiểu thêm về những loại bằng lái xe có ở Việt Nam.

Check Also

Huyndai Elantra - Đánh giá khách quan dòng sedan hạng trung

Huyndai Elantra – Đánh giá khách quan dòng sedan hạng trung

Huyndai Elantra - Đánh giá khách nhất quan về dòng xe sedan hạng trung của hãng Huyndai, hãy theo dõi hết bài viết để hiểu rõ hơn nhé.

Liên kết: