Người tiêu dùng Việt chuộng hàng Nhật, càng đắt càng hút khách

Hàng Nhật có giá đắt đỏ bậc nhất thế giới nhưng ngày càng bán chạy và được ưa chuộng tại Việt Nam. Rất nhiều người tiêu dùng Việt ưa chuộng những loại trái cây Nhật Bản này.

Do quá trình đàm phán xuất nhập khẩu trái cây tươi rất phức tạp và kéo dài nên về chính ngạch, trái cây Nhật tại Việt Nam hiện chỉ có táo và lê. Tuy nhiên, thực tế rất nhiều loại trái cây Nhật đã có mặt tại Việt Nam bằng đường “xách tay” với giá rất cao nhưng vẫn có khách hàng sẵn lòng bỏ hàng triệu đồng để mua.

hàng nhật
Hoa quả Nhật đắt vẫn thu hút người mua

Gần đây, người tiêu dùng rất chuộng trái cây ngoại, đặc biệt là của Nhật. Những loại càng hiếm, càng đắt đỏ thì giới nhà giàu càng thích dùng. Như nho, trên thị trường có rất nhiều loại với giá bán từ 100.000 – 250.000 đồng/kg ăn rất ngon nhưng một số khách vẫn muốn mua nho mẫu đơn Nhật với giá lên đến 1,2 triệu đồng/kg để ăn thử.

Theo khảo sát, thị trường có rất nhiều loại trái cây tươi Nhật được các cửa hàng cũng như một vài người xách tay về bán trên mạng như: dâu, cherry, nho mẫu đơn…, có cả những mặt hàng Việt Nam trồng được và giá rẻ như: dưa hấu, dưa lưới, xoài,…

Trên website của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu V. (đường Trương Định, quận 3), dâu tây Nhật có giá đến 3,5 triệu đồng/kg (dâu bạch tuyết), nho mẫu đơn Shine Muscat giá 1,25 triệu đồng/kg, hồng giòn 480.000 đồng/kg.

Công ty này quảng cáo loại xoài đỏ Nhật có giá gần 1,7 triệu đồng/quả (mỗi quả 0,35-0,4 kg) và dưa hấu đỏ của Nhật 430.000 đồng/kg, cao hơn rất nhiều so với trái cây cùng loại ở Việt Nam.

Do hàng có giá trị cao nên khách mua phải đặt trước vài ngày, chỉ một số cửa hàng trái cây cao cấp mới lấy thêm một lượng hạn chế để phục vụ khách vãng lai.

Theo danhgianhanh, với sự tin tưởng của người tiêu dùng Việt Nam dành cho hàng hóa của Nhật Bản, các doanh nghiệp trong chuyến khảo sát lần này hầu như chưa đầu tư tại Việt Nam, và đây là lần đầu tiên họ tìm hiểu thị trường để đưa hàng hóa của mình vào. Đa phần trong số này là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nông sản và hàng tiêu dùng nhanh. Tất cả thành viên tham gia đều cho rằng, việc đưa hàng Nhật vào Việt Nam cần phải được chuẩn bị kỹ các khâu, từ hạ tầng xã hội, dịch vụ thanh toán và kênh phân phối phải thực sự hoàn chỉnh.

Chuyến thị sát này cho thấy việc đưa hàng hóa Nhật Bản vào Việt Nam đang được tính toán kỹ lưỡng. Trước mắt họ khảo sát xem cần bán sản phẩm nào, và làm thế nào để thu hút được người Việt Nam dùng hàng Nhật. Thông tin từ thành viên đoàn, các cửa hàng tiện lợi (CHTL) của quốc gia này đang triển khai tại Việt Nam được xây dựng như những cứ điểm khảo sát tối ưu nhất về thông tin và hành vi tiêu dùng tại Việt Nam.

Xem thêm: 086 là mạng gì? Thông tin mới về đầu số 086

 

Check Also

Chi phí bán hàng là gì? Cách hoạch toán chi phí ra sao

Chi phí bán hàng là gì? Cách hoạch toán chi phí ra sao

Chi phí bán hàng là gì? Cách hoạch toán chi phí bán hàng như thế nào? Hãy theo dõi hết bài viết để biết thêm thông tin nhé.

Liên kết: