Sự ra đời Luật An ninh mạng được đánh giá như một khung pháp lý quan trọng để giúp bình ổn không gian mạng.
Theo tin đời sống, những hoạt động trên không gian mạng đã ngày càng trở nên phức tạp, và nếu không có một khung pháp lý vững chắc để kiểm soát và điều chỉnh thì trong tương lai gần, môi trường này sẽ trở nên mất kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp tới người sử dụng về cả khía cạnh vật chất lẫn tinh thần và xa hơn, đó là tài sản, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Chính vì vậy, hầu hết các tờ báo đều bày tỏ quan điểm đó là cần một khuôn khổ pháp lý để kiểm soát những bất cập tồn tại đã được nhìn thấy từ lâu nay trên môi trường Internet, đặc biệt là mạng xã hội. Một tình trạng mà nhiều người dùng ngôn từ bình dân là “loạn”.
Có thể nói, chưa bao giờ những thông tin thật giả lẫn lộn, xúc phạm cá nhân, xúc phạm tổ chức, kích động, vi phạm pháp luật, gây mất trật tự an toàn xã hội lại lan tràn như hiện nay. Với tốc độ bùng nổ của Internet, của mạng xã hội, việc xử lý những hành vi này hiện không có hiệu quả. Và việc mạng xã hội đưa những thông tin xuyên tạc về 2 dự luật vừa qua, kích động người dân phản đối đã cho thấy sự cần thiết phải có một luật riêng cho môi trường mạng. Đó là một tấm khiên pháp lý đối với môi trường mạng, như nhiều quốc gia đã và đang làm.
Trước những thiệt hại rất lớn trên toàn thế giới vì những lỗ hổng an ninh mạng, nhiều nước trên thế giới đã có các biện pháp nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật chặt chẽ.
Theo danhgianhanh, Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 được nhiều người kỳ vọng sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để người sử dụng các trang mạng xã hội nâng cao trách nhiệm hơn, từ đó giúp hạn chế đến mức thấp nhất những trường hợp lừa đảo như hiện nay. Không chỉ chuyên gia, người tiêu dùng, những nghệ sỹ đều kỳ vọng việc Luật An ninh mạng có hiệu lực sẽ giúp họ tránh khỏi những cạm bẫy bị các đối tượng giả mạo Facebook nhằm thực hiện hành vi lừa đảo trên mạng xã hội.
Trong lúc chờ đợi Luật An ninh mạng đi vào thực tiễn, hiện người dân cũng có thể dựa vào Nghị định số 52/2013/NĐ-CP năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử với những quy định cụ thể về nghĩa vụ của người bán, việc giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm với sự tham vấn từ các luật sư, chuyên gia công nghệ thông tin.
Nhiều trường hợp đã bị lừa đảo khi mua hàng trên Facebook hay nhận tiền và quà tặng từ nước ngoài gửi về thông qua những mối quan hệ trên mạng xã hội. Hiện cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có đủ. Tuy nhiên, để tránh bị thiệt hại từ những trang bán hàng lừa đảo trên mạng, điều cần nhất là người dân phải sáng suốt khi mua hàng, trở thành người dùng thông minh khi sử dụng mạng xã hội.